Chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức giao dịch thương mại quốc tế hợp pháp, đều phải đóng thuế. Tuy nhiên, giữa hai hình thức nhập khẩu này có nhiều điểm khác biệt. Việc hiểu rõ, hiểu đúng chính ngạch và tiểu ngạch giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích thương mại. Hiểu được điều đó, bài viết sau Wisematch sẽ phân tích, so sánh chi tiết giữa nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Mời bài cùng theo dõi bài viết sau.
1. Khái niệm chính ngạch và tiểu ngạch
Định nghĩa chính ngạch và tiểu ngạch
1.1 Khái niệm nhập khẩu tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch hay còn có tên gọi khác là mậu dịch tiểu ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch. Đây là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật.
1.2 Khái niệm nhập khẩu chính ngạch
Nhập khẩu chính ngạch là hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao, dựa theo quy định pháp luật của từng nước nhập khẩu. Trong đó, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu có chung đường biên giới với nhau. Với nhập khẩu chính ngạch sẽ có sự ký kết hợp đồng kinh tế, thương mại, dựa theo luật quốc tế.
>>> Có thể bạn quan tâm hàng tạm nhập tái xuất là gì
2. 5 Tiêu chí so sánh phân biệt tiểu ngạch và chính ngạch
Phân biệt chính ngạch và tiểu ngạch
1.1 Tiêu chí 1: Thủ tục xuất nhập khẩu
Tiểu ngạch: không cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, chỉ cần điền tờ khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu nên phù hợp với những thương lái buôn bán nhỏ. thường thanh toán tiền mặt, khó bán cho doanh nghiệp. Các giấy tờ nhập khẩu tiểu ngạch cần có như:
- Tờ khai hàng hóa
- Giấy chứng minh cư dân biên giới
- Giấy phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được ủy ban nhân dân tỉnh cấp
- Quyết định thực hiện kiểm tra hàng hóa, đóng thuế và phê duyệt hải quan.
Chính ngạch: Cần chuẩn bị nhiều giấy tờ, chứng từ, hóa đơn liên quan, thủ tục khá phức tạp và phải chịu mức thuế theo quy định của pháp luật. Thường thanh toán giao dịch qua ngân hàng nên có hóa đơn chứng từ.Các giấy tờ nhập khẩu chính ngạch cần có như:
- Hợp đồng
- Hóa đơn thương mại
- Quy cách đóng gói
- Vận đơn
- Tờ khai hải quan
- Tín dụng thư
- Giấy nộp tiền vào ngân hàng nhà nước
- Giấy chứng nhận hàng hóa
- Hóa đơn vận chuyển
- Chứng nhận kiểm dịch
1.2 Tiêu chí 2: Hình thức vận chuyển
- Tiểu ngạch: vận chuyển qua cửa khẩu biên giới bằng đường bộ, xe tải, xe container, đường sắt. Chi phí vận chuyển thường tính theo kg, theo khối và mất nhiều thời gian nhận hàng hơn. hàng dễ bị ùn tắc biên.
- Chính ngạch: vận chuyển qua cửa khẩu: đường bộ, biển, hàng không, sắt. tối ưu chi phí vận chuyển, hàng hóa thông quan nhanh, ít bị ung tắc
1.3 Tiêu chí 3: Giá trị giao dịch trên ngày
- Tiểu ngạch: bị giới hạn giá trị giao dịch một ngày, không vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn.
- Chính ngạch: không bị hạn chế giá trị giao dịch, cho phép vận chuyển số lượng hàng hóa lớn.
1.4 Tiêu chí 4: An toàn hàng hóa
- Tiểu ngạch: quản lý hàng hóa chưa chặt chẽ, dễ bị trà trộn hàng và không đảm bảo được an toàn khi vận chuyển. không có hợp đồng ngoại thương nên khi hàng bị hỏng, không được xử lý
- Chính ngạch: hàng hóa được kiểm soát chặt hơn nên ít gặp rủi ro khi vận chuyển,
1.5 Tiêu chí 5: Mặt hàng
- Tiểu ngạch: các loại hàng hóa có giá trị nhỏ, các mặt hàng thiết yếu như giày dép quần áo, nông sản,…
- Chính ngạch: đa dạng hàng hóa, số lượng hàng hóa lớn,…
>>> Xem thêm về thuật ngữ Kim ngạch là gì
3. Nên chọn tiểu ngạch hay chính ngạch?
Việc đưa ra nhận định nhập khẩu tiểu ngạch hay chính ngạch tốt hơn khó có câu trả lời chính xác. Để giúp bạn dễ dàng chọn được hình thức nhập khẩu phù hợp, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, hợp tác cùng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, Wisematch xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
- Chọn hình thức nhập khẩu dựa vào loại hàng hóa: Nếu mặt hàng bạn định nhập khẩu có giá trị lớn, thuộc mặt hàng cao cấp. Tốt nhất, bạn nên chọn nhập khẩu chính ngạch bởi: hình thức nhập khẩu chính ngạch có ít rủi ro hơn, trong quá trình vận chuyển hàng hóa nếu có lỗi hư hỏng sẽ được xử lý, đền bù theo hợp đồng đã ký.
- Chọn hình thức nhập khẩu dựa vào quy mô kinh doanh: nếu bạn kinh doanh nhỏ lẻ, muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển thì nên chọn hình thức nhập khẩu tiểu ngạch. Nếu bạn muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mặt hàng nhập khẩu thì lựa chọn nhập khẩu chính ngạch bởi: hình thức nhập khẩu này có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nên dễ dàng phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh khác.
Bài viết trên, Wisematch đã phân tích, so sánh giữa nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch chi tiết. Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ, đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để chọn lựa hình thức nhập khẩu phù hợp, tối ưu hóa lợi ích thương mại.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Doanh nghiệp: Wisematch Việt Nam
- Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
- Hotline: 035.462.4102
- Email: info@WiseMatch.vn
- Website: wisematch.vn