Thủ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài là một hoạt động quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. Tuy nhiên, quy trình xuất khẩu có thể khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài từ A đến Z, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và thực hiện thành công.
1. Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Hoạt động này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
2. Tổng hợp hồ sơ xuất khẩu hàng hóa quan trọng
Để xuất khẩu thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ xuất khẩu hàng hóa. Dưới đây là những hỗ sơ quan trọng cần có để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
2.1 Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Được xem như một bước không thể thiếu, tờ khai hải quan giúp các cơ quan hải quan kiểm soát việc lưu thông hàng hóa, thuế và các quy định liên quan. Trong tờ khai này, thông tin về hàng hóa cần được điền một cách chính xác và đầy đủ, bao gồm mô tả hàng hóa, giá trị, số lượng, nguồn gốc xuất xứ, và các thông tin về người xuất khẩu.
Quy trình điền tờ khai hải quan đòi hỏi sự thận trọng và phải có hiểu biết về các quy định của cơ quan hải quan của nước sở tại. Các lỗi hoặc thiếu sót trong tờ khai dễ dẫn đến việc chậm trễ hoặc bị từ chối tại cửa khẩu, gây ra sự phiền toái và chi phí không đáng có cho các bên liên quan.
2.2 Hóa đơn thương mại
Doanh nghiệp cần cung cấp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp
2.3 Giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
-
Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính
-
Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu
2.4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
2.5. Chứng từ chứng minh công ty đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa
Doanh nghiệp của bạn cần các chứng từ chứng minh công ty đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
2.6 Hợp đồng ủy thác
Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác: 1 bản chụp.
Xem thêm bài viết: com là gì trong xuất nhập khẩu
3. Tìm hiểu về quy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóa là chuỗi các bước và quy định mà doanh nghiệp hoặc cá nhân phải tuân thủ để chuyển hàng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Dưới đây là một tóm tắt tổng quan về quy trình xuất khẩu hàng hóa:
3.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Trước khi bắt đầu quy trình xuất khẩu, quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác xuất khẩu là bước cơ bản và quan trọng nhất. Điều này đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của mọi bên được thống nhất một cách rõ ràng. Khi hai bên đã đồng ý các điều khoản thì tiến hành ký kết hợp đồng.
3.2. Xin giấy phép xuất khẩu
Sau khi hợp đồng được ký kết, việc xin giấy phép xuất khẩu là bước tiếp theo. Quy trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài liệu và thủ tục liên quan tới hàng hóa cụ thể bạn muốn xuất khẩu.
Tùy theo loại hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp có thể cần xin giấy phép xuất khẩu từ các cơ quan chức năng liên quan. Ví dụ, đối với mặt hàng gỗ, cần xin giấy phép xuất khẩu lâm sản; đối với mặt hàng thực phẩm, cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3. Đặt booking và lấy container rỗng
Đặt booking và lấy container rỗng là bước quan trọng để chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cảng xuất khẩu. Việc này đòi hỏi sự tổ chức và tính toán kỹ lưỡng về thời gian và chi phí.
Doanh nghiệp cần liên hệ với hãng tàu hoặc công ty vận chuyển để đặt chỗ cho lô hàng và lấy container rỗng về đóng hàng. Cần lưu ý lựa chọn hãng tàu uy tín, có giá cả cạnh tranh và thời gian vận chuyển phù hợp.
3.4. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Trước khi vận chuyển, hàng hóa xuất ra nước ngoài cần phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và kiểm tra để đảm bảo chất lượng, tính toàn vẹn của hàng và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra chất lượng hàng hóa để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng và tiêu chuẩn quốc tế.
3.5. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở
Đóng gói hàng hóa an toàn và đúng cách là một yếu tố then chốt để đảm bảo rằng hàng hóa không bị hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, việc ký hiệu chuyên chở đúng cách cũng là một bước quan trọng.
Hàng hóa cần được đóng gói theo đúng quy định của hãng tàu hoặc công ty vận chuyển. Trên kiện hàng cần ghi rõ các thông tin như tên người nhận, tên người gửi, số lượng kiện hàng, ký hiệu chuyên chở.
3.6. Mua bảo hiểm lô hàng
Mua bảo hiểm lô hàng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ chính bạn và hàng hóa của bạn trong quá trình vận chuyển. Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển như mất mát, hư hỏng hàng hóa. Tuy nhiên trong trường hợp, lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì sẽ không cần phải mua bảo hiểm.
3.7. Làm thủ tục hải quản
Làm thủ tục hải quan là một phần không thể thiếu trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào tờ khai hải quan và các tài liệu liên quan khác. Doanh nghiệp cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại Chi cục Hải quan theo quy định. Cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết bao gồm hợp đồng ngoại thương, tờ khai xuất khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy phép xuất khẩu (nếu có).
3.8. Giao hàng cho tàu
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa sẽ được giao cho tàu và chuẩn bị cho quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hóa đến cảng theo đúng thời gian đã hẹn với hãng tàu. Tại cảng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu và vận chuyển đến nước nhập khẩu.
3.9. Thanh toán tiền hàng
Việc thanh toán tiền hàng là bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu. Đảm bảo rằng tất cả các điều khoản thanh toán đã được thỏa thuận trước và việc thanh toán diễn ra một cách hợp lý. Doanh nghiệp và người mua hàng sẽ thực hiện thanh toán tiền hàng theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3.10. Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Cuối cùng, sau khi thanh toán được thực hiện, bạn cần gửi các chứng từ và tài liệu liên quan cho người mua hàng nước ngoài để hoàn tất giao dịch. Doanh nghiệp cần gửi cho người mua hàng nước ngoài các chứng từ liên quan đến lô hàng như hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng nhận kiểm tra chất lượng (nếu có).
>>> Có thể bạn quan tâm: DI lý trong xuất nhập khẩu là gì
4. Kết luận
Xuất khẩu hàng hóa là một cơ hội lớn để doanh nghiệp phát triển thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, để thực hiện xuất khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm vững các quy trình và thủ tục liên quan. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để thực hiện xuất khẩu hàng hóa thành công.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, và mong muốn tìm một đơn vị hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối xuất nhập khẩu, và làm các thủ tục kế toán doanh nghiệp quốc tế hãy liên hệ Wisematch nhé.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
-
Wisematch Việt Nam
-
Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
-
Hotline: 035 462 4102
-
Email: info@wisematch.vn
-
Website: wisematch.vn