Dubai, thành phố sôi động bậc nhất Trung Đông, nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, khu mua sắm xa hoa và nền kinh tế năng động. Nơi đây thu hút đông đảo nhà đầu tư quốc tế bởi môi trường kinh doanh cởi mở, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn và cơ hội phát triển đa dạng.
Thành lập công ty tại Dubai là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp bạn tiếp cận thị trường tiềm năng với hơn 2 tỷ dân tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình thành lập công ty tại Dubai nhanh nhất, cùng những bí quyết và lưu ý quan trọng để tối ưu hóa thời gian và nguồn lực.
1. Thị trường kinh doanh tại Dubai đầy tiềm năng
Dân số Dubai khoảng 3,5 triệu người, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Hơn 80% dân số là người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây chính là yếu tố nổi bật, có thể là tiềm năng rất lớn để các doanh nghiệp nước ngoài tự do phát triển.
1.1. Nghiên cứu về thị trường
Dubai có nhu cầu cao về các mặt hàng như thực phẩm, đồ uống, thời trang, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục,… Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế về giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm để thâm nhập thị trường Dubai.
Thêm vào đó, đó là vương quốc “mở” nên Dubai có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn cao và đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
1.2. Các đối thủ cạnh tranh
Thị trường Dubai có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Để thành lập công ty tại Dubai, doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh hiệu quả.
2. Xác định rõ hình thức kinh doanh
Do Dubai nằm trong khối tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất nên cũng có những quy định về hình thức kinh doanh. Theo đó, chính phủ UAE quy định 5 hình thức kinh doanh với các doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm:
- Kinh doanh qua cơ sở thường trú
- Thành lập chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện
- Thành lập công ty trong free zone
- Thành lập công ty dân sự
- Thoả thuận với đại lý thương mại.
Hiện nay, việc thành lập công ty tại Dubai với các khu free zone được các doanh nghiệp Việt lựa chọn rất nhiều bởi thủ tục đơn giản và ít bị kiểm soát liên quan đến vấn đề ngoại hối.
Tại Dubai hiện có 7 free zone (khu vực kinh tế tự do), mỗi free zone lại có chính sách kinh doanh khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo việc thành lập công ty tại Dubai diễn ra nhanh chóng nhất, bạn cần tìm hiểu các chính sách của từng free zone mà bạn đặt trụ sở.
Khi kinh doanh tại free zone, bạn có thể được miễn thuế 100%, sở hữu công ty hoàn toàn và được chuyển vốn về nước mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
3. Các loại giấy phép cần có để thành lập công ty tại Dubai
Hiện nay, chính phủ của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thường yêu cầu 3 loại giấy phép cơ bản với các doanh nghiệp từ nước ngoài, bao gồm:
- Commercial License: giấy phép chứng nhất, dành cho tất cả các hoạt động thương mại tại UAE.
- Professional License: giấy phép hoạt động chuyên môn liên quan đến kinh doanh dịch vụ như tiếp thị, công nghệ,…
- Industrial License: Giấy phép hoạt động cho những doanh nghiệp về sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực, bạn có thể có thêm các giấy phép khác. Thời gian gia hạn của các loại giấy phép này thường tính theo năm, miễn là hợp đồng giữa doanh nghiệp và free zone vẫn hoạt động.
>>> Có thể bạn quan tâm các luật định xuất nhập khẩu tại Dubai
4. Quy trình xin giấy phép thành lập công ty tại Dubai như thế nào?
Tại mỗi free zone có thể có các chính sách riêng, vì vậy quy trình để xin được giấy phép kinh doanh nhằm thành lập công ty tại Dubai có thể có điểm khác nhau. Về cơ bản, trước khi xin được giấy phép, bạn cần thực hiện theo quy định, bao gồm:
- Xác định chính xác loại hình kinh doanh để xin được giấy phép hợp lệ.
- Xác định đúng và đủ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Thực hiện các quyết định về pháp lý liên quan như bản chất kinh doanh, số lượng chủ đầu tư và định danh cá nhân chính xác.
- Hiểu rõ yêu cầu và quy định của các loại giấy phép kinh doanh cần thiết với việc thành lập công ty của mình.
- Chọn tên miền, tên giao dịch cho doanh nghiệp của mình
- Nộp hồ sơ đăng ký phê duyệt lần đầu
- Xác nhận tên miền và tên giao dịch
- Thuê cơ sở kinh doanh với free zone
- Chuẩn bị tất cả tài liệu cần thiết từ cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Nộp lệ phí và nhận giấy phép kinh doanh.
5. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Dubai
Để xin được giấy phép thành lập công ty tại Dubai, sau khi có giấy phép hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký, bao gồm:
- Đơn xin thành lập công ty theo mẫu quy định.
- Điều lệ công ty.
- Quyết định mở chi nhánh/ công ty/ văn phòng đại diện từ ban giám đốc.
- Thư cam kết đảm bảo tài chính tài công ty mẹ để chứng minh năng lực tài chính.
- Giấy ủy quyền hoạt động do tổng giám đốc ký.
- Bản sao passport của tổng giám đốc mới được bổ nhiệm tại Dubai.
- Thư bổ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ/ hồ sơ của doanh nghiệp nội địa được hợp tác.
- Báo cáo khả năng nghiên cứu thị trường (đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định)
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến DED. Sau khi thẩm định, DED sẽ cấp Giấy phép kinh doanh (Commercial License) cho doanh nghiệp.
6. Thành lập công ty tại Dubai mất bao lâu?
Thời gian phê duyệt tài liệu và hồ sơ yêu cầu thành lập công ty tại Dubai thường mất từ 15 – 25 ngày kể từ ngày tiếp nhận. Tùy vào từng chính sách của khu kinh tế mà thời gian này có thể kéo dài tới 75 ngày.
Quy trình thành lập công ty tại Dubai tương đối đơn giản và dễ dàng so với nhiều quốc gia khác mặc dù thời gian chờ có vẻ lâu hơn. Tuy nhiên, đây là khu vực mà các cơ quan nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, nên bạn có thể an tâm khi thành lập công ty tại đây.
7. Cần bao nhiêu tiền để mở được công ty tại Dubai?
Vốn đầu tư tối thiểu để thành lập công ty tại Dubai phụ thuộc vào loại hình công ty và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường, mức vốn đầu tư tối thiểu dao động từ 10.000 AED (khoảng 27.225 USD) đến 50.000 AED (khoảng 136.125 USD).
8. Wisematch – Đơn vị tư vấn thành lập công ty tại Dubai uy tín hàng đầu
Wisematch tự hào là công ty tư vấn thành lập công ty tại Dubai uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Dubai một cách hiệu quả và thuận lợi nhất. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về thị trường Dubai, Wise Match cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.
Wisematch cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty tại Dubai, bao gồm:
- Tư vấn thành lập công ty: Wise Match tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty phù hợp, chuẩn bị hồ sơ thành lập và hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Dubai.
- Tư vấn pháp luật: Wise Match cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Dubai, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và tránh những rủi ro pháp lý.
- Tìm kiếm đối tác: Wise Match hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối với các đối tác tiềm năng tại Dubai, giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh và tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường.
- Hỗ trợ marketing: Wise Match cung cấp các dịch vụ marketing và quảng bá hiệu quả để giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu tại Dubai.
- Hỗ trợ vận hành: Wise Match hỗ trợ doanh nghiệp vận hành kinh doanh hiệu quả tại Dubai, bao gồm tuyển dụng nhân sự, quản lý tài chính, kế toán, thuế, v.v.
9. Tại sao nên chọn WiseMatch?
- Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về thị trường Dubai và có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thành lập công ty và hoạt động kinh doanh tại đây.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín với quy trình làm việc bài bản, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
- Chi phí hợp lý và cạnh tranh trên thị trường.
- Cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ khi bắt đầu thành lập công ty đến khi vận hành kinh doanh hiệu quả tại Dubai.
Thị trường Dubai tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam với nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, xác định thách thức và có chiến lược kinh doanh phù hợp để thành công tại thị trường này.