Việt Nam đang trở thành địa điểm có sức hút đầu tư lớn với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc gia tăng hoạt động hợp tác và kinh doanh thương mại đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại chỗ giữa doanh nghiệp hai bên và kèo theo nhu cầu tìm hiểu các thủ tục liên quan đến quá trình xuất khẩu tại chỗ. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các nội dung chi tiết liên quan đến hồ sơ thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp tham khảo.
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì?
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hóa hoặc dịch vụ được bán cho khách hàng nước ngoài nhưng không rời khỏi lãnh thổ của nước xuất khẩu. Thay vì vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia, hàng hóa hoặc dịch vụ được giao ngay tại nước xuất khẩu và khách hàng nước ngoài sẽ nhận hàng hoặc sử dụng dịch vụ tại chỗ.Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển quốc tế và thời gian giao hàng.
Ví dụ, Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng bán sản phẩm điện tử cho Công ty D (thương nhân nước ngoài), nhưng theo yêu cầu của D, hàng hóa sẽ được giao cho Công ty X (một doanh nghiệp tại khu chế xuất ở Việt Nam).
Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan đối với dịch vụ xuất khẩu tại chỗ
Theo quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy từ như sau:
- Tờ khai hải quan: Làm theo mẫu quy định.
- Hợp đồng mua bán: Giữa doanh nghiệp trong nước và thương nhân nước ngoài.
- Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT: Được lập để tính toán giá trị hàng hóa và thuế.
- Chứng từ vận tải: Như vận đơn hoặc giấy giao nhận hàng hóa.
- Chứng từ kiểm tra chất lượng: Nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra.
- Các chứng từ khác: Theo yêu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa hoặc quy định của cơ quan hải quan.
>>> Có thể bạn quan tâm về ủy thác xuất khẩu
3. Thủ tục hải quan để xuất khẩu tại chỗ
Quy trình thủ tục hải quan để xuất khẩu tại chỗ bao gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai báo hải quan
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tờ khai hải quan cùng các chứng từ cần thiết theo quy định. Tờ khai này phải đầy đủ và chính xác, căn cứ trên hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài.
Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Doanh nghiệp nhận hàng trong nước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại chỗ, bao gồm việc nộp tờ khai nhập khẩu và các chứng từ liên quan. Quá trình này giúp xác nhận rằng hàng hóa đã được nhập khẩu đúng quy định.
Bước 3: Chi cục Hải quan xử lý thủ tục nhập khẩu
Chi cục Hải quan kiểm tra, xác nhận tính chính xác của hồ sơ, tính thuế (nếu có) và niêm phong mẫu hàng trong trường hợp cần thiết. Sau đó, hồ sơ nhập khẩu sẽ được xác nhận và lưu trữ, đồng thời thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp quản lý thuế.
Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu nhận hồ sơ đã hoàn thành
Sau khi thủ tục nhập khẩu hoàn tất, doanh nghiệp xuất khẩu nhận lại hồ sơ đã được xác nhận từ Chi cục Hải quan và chuẩn bị cho bước tiếp theo là đăng ký thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
Bước 5: Chi cục Hải quan xử lý thủ tục xuất khẩu
Chi cục Hải quan tiếp nhận và kiểm tra tờ khai xuất khẩu cùng các chứng từ liên quan. Họ sẽ tiến hành các bước đăng ký tờ khai, tính thuế (nếu có), và hoàn tất thủ tục xuất khẩu tại chỗ, đảm bảo hàng hóa có thể được giao đúng địa điểm theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
4. Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ
4.1. Về thời hạn làm thủ tục
Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hải quan đúng thời hạn quy định để đảm bảo hàng hóa được thông quan kịp thời. Cụ thể, tờ khai hải quan phải được nộp trước khi hàng hóa được giao và trong thời gian hợp đồng mua bán còn hiệu lực. Việc nộp tờ khai hải quan đúng hạn là rất quan trọng để tránh các rủi ro về xử phạt hành chính hoặc bị giữ hàng hóa tại cửa khẩu.
Thời hạn làm thủ tục căn cứ theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
>>> Xem chi tiết về những rủi ro trong xuất nhập khẩu
4.2. Về trách nhiệm của các bên liên quan
Phía doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tờ khai hải quan, bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, và các chứng từ vận tải liên quan và đảm bảo các thông tin trên tờ khai hải quan phải chính xác và khớp với các chứng từ liên quan.
Doanh nghiệp cũng cần thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu. Sau đó tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Phía doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ có trách nhiệm thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ bằng cách nộp tờ khai nhập khẩu và các chứng từ liên quan, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu để hoàn tất thủ tục hải quan nhanh chóng và chính xác.
Doanh nghiệp lưu ý chỉ đưa hàng hóa vào xuất khẩu, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ và xác nhận hồ sơ nhập khẩu, bao gồm việc kiểm tra, tính thuế (nếu có), và niêm phong mẫu hàng (nếu cần) và thông báo cho Cục Thuế địa phương về việc hoàn tất thủ tục để theo dõi và quản lý thuế.
4.3. Về thuế suất GTGT với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tại chỗ có thể được hưởng thuế suất GTGT 0%.
Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ không được áp dụng mức thuế này, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện này và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đảm bảo được hưởng thuế suất ưu đãi và tránh các rắc rối về thuế.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết từ A-Z về thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp. Hy vọng qua nội dung trên, doanh nghiệp của bạn có thể định hướng được những việc cần làm và cách làm cụ thể để việc lưu thông hàng hóa được suôn sẻ.
Trường hợp cần sự hỗ trợ về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, bạn có thể liên hệ đến WiseMatch – đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan uy tín để hoàn thiện hồ sơ một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Doanh nghiệp: Wisematch Việt Nam
- Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
- Hotline: 035.462.4102
- Email: info@WiseMatch.vn
- Website: wisematch.vn