Xuất khẩu là gì?

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đứng trước nền kinh tế hợp tác đa phương, Việt Nam đã và đang có những bước tiến dài trong công cuộc hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương, nhập – xuất khẩu đa dạng hàng hóa. Vậy xuất khẩu là gì? Quy trình xuất khẩu hàng hóa như thế nào? Hãy cùng Wise Match tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là khái niệm về kinh tế nhưng lại khá quen thuộc với mọi người. Đối lập hoàn toàn với nhập khẩu, về cơ bản, xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ từ nước này sang nước khác.

Luật Thương mại 2005 định nghĩa xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 

2. Vai trò của xuất khẩu

Cũng như nhập khẩu, xuất khẩu là một hoạt động thương mại vô cùng quan trọng, đem lại lợi ích kinh tế và thúc đẩy đất nước phát triển. Hoạt động này đóng góp rất lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu, hợp tác quốc tế và mở rộng doanh nghiệp.

2.1. Xuất khẩu giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, giúp tăng cường dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế. Khi xuất khẩu tăng, doanh nghiệp có thêm thị trường tiêu thụ, sản xuất được đẩy mạnh, tạo ra nhiều việc làm và góp phần tăng GDP.

Xuất khẩu cũng thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ như sản xuất nguyên vật liệu, bao bì, vận tải, logistics,… phát triển.

Xuất khẩu là gì?

2.2. Xuất khẩu giúp nâng cao vị thế cạnh tranh

Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế, đòi hỏi họ phải cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và công nghệ để duy trì hoặc tăng cường vị trí cạnh tranh của mình.

Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước, đặc biệt là những nguồn lực có lợi thế so sánh như nhân công, nguyên liệu, từ đó đem đến giá trị cạnh tranh cao, tập trung thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. 

Một thương hiệu mạnh mẽ có thể tạo ra sức hút lớn đối với khách hàng, tạo nên sự tin tưởng và lòng trung thành, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

2.3. Xuất khẩu hàng hóa là cơ hội để hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất khẩu – nhập khẩu là con đường hiệu quả nhất để Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế, tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.

Hoạt động này cũng giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, nâng cao chất lượng hàng hóa, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3. Các hình thức xuất khẩu

Có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng. Với mỗi cách thức, doanh nghiệp cần xác định được mã loại hình để làm thủ tục hải quan.

3.1. Xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức doanh nghiệp sẽ tự mình ký kết hợp đồng ngoại thương với bên mua hàng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải tự thực hiện tất cả các hoạt động từ khâu sản xuất đến việc tiếp thị sản phẩm, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch với khách hàng nước ngoài. 

Với việc làm việc trực tiếp với đối tác, doanh nghiệp có quyền kiểm soát cao đối với toàn bộ quá trình xuất khẩu, đồng thời thu được lợi nhuận cao hơn do không phải cắt hoa đồng cho bên thứ 3. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều nguồn lực, kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh cao để có thể thành công trong xuất khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu là gì?

3.2. Xuất khẩu gián tiếp – ủy thác

Trong hình thức này, doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ của các công ty xuất khẩu chuyên nghiệp (như đại lý xuất khẩu, các công ty thương mại hoặc nhà phân phối) để tiến hành các giao dịch xuất khẩu. Với loại hình này, doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng ủy quyền với đại lý phân phối. Đại lý này sẽ chịu trách nhiệm về hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và cả thanh toán.

Khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất khẩu, doanh nghiệp không cần bỏ nhiều thời gian và công sức cho việc xuất khẩu, có thể tập trung vào việc sản xuất hàng hóa.

3.3. Xuất khẩu qua các kênh thương mại điện tử

Là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng nền tảng trực tuyến để thực hiện các giao dịch xuất khẩu như dùng website riêng hoặc.bán hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, Shopee, Lazada,…

Qua các kênh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường rộng lớn, chi phí xuất khẩu thấp nhưng phải tập trung mạnh mẽ về chiến lược marketing để quảng cáo thương hiệu và quảng bá sản phẩm đến các quốc gia khác. 

3.4. Gia công hàng xuất khẩu

Đây là hình thức tương đối phổ biến, khi mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (như nguyên liệu, máy móc, công nghệ,…) từ công ty nước ngoài để sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng. Thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài. 

Hình tức này không chỉ tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn có thể tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn công nhân. Hiện nay, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia gia công hàng xuất khẩu da dạng từ giày da đến quần áo hoặc thiết bị điện tử,…

4. Hồ sơ để xuất khẩu hàng hóa

Khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và chính xác, bao gồm:

  • Tờ khai hải quan:  Là chứng từ quan trọng nhất trong hồ sơ xuất khẩu, ghi chép chi tiết thông tin về hàng hóa xuất khẩu, người xuất khẩu, người nhận hàng, phương tiện vận chuyển, giá trị hàng hóa,…
  • Bản chụp hóa đơn thương mại: ghi chép chi tiết về giao dịch mua bán hàng hóa xuất khẩu, bao gồm thông tin về người bán, người mua, hàng hóa, giá cả, điều khoản thanh toán,…
  • Bảng kê lâm sản với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định
  • Giấy phép xuất khẩu: Hàng hóa cần có giấy phép xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước khi xuất khẩu.
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. 
  • Với Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì chỉ nộp 01 lần. 
  • Trường hợp pháp luật quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể về bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. 
  • Chứng từ chứng minh tổ chức/ cá nhân đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu hoặc chứng từ chứng minh theo quy định của pháp luật. 

>>> Xem chi tiết về Thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

5. Quy trình xuất khẩu hàng hóa 

Tại Việt Nam, để xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần trải qua 10 bước.

Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đối với bất kỳ thương vụ nào, bước đầu tiên chính là tìm kiếm và liên hệ với khách hàng tiềm năng. Đàm phán giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian, phương thức vận chuyển và thanh toán sẽ diễn ra trong giai đoạn này.

Hợp đồng ký kết sẽ đưa ra các điều khoản rõ ràng và cụ thể về thỏa thuận hàng hóa, trách nhiệm mỗi bên, điều kiện giao hàng,…

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Theo nghị định 187 và các quy định liên quan khác, trong quy trình giao nhập hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc diện pháp xin giấy phép thì chủ hàng phải làm việc với cơ quan, tiến hành xin giấy phép xuất khẩu dưới dạng xin 1 lần dùng cho nhiều lần. 

Do thời gian xin giấy phép thường khá lâu nên doanh nghiệp nên chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Bước 3: Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Doanh nghiệp sẽ sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc theo kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật,… theo quy định của pháp luật và yêu cầu của khách hàng.

Quá trình chuẩn bị này cũng bao gồm quy trình đóng gói hàng hóa cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Bao bì, nhãn mác hàng hóa phải ghi đầy đủ thông tin theo quy định.

Bước 4: Mua bảo hiểm lô hàng

Doanh nghiệp nên liên hệ các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng, phụ thuộc vào giá trị hàng hóa. 

Trong trường hợp lô hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB hoặc CNF thì doanh nghiệp không cần mua bảo hiểm. 

Bước 5: Làm thủ tục hải quan.

Xuất khẩu là gì?

Các công việc khi tiến hành thủ tục hải quan gồm:

  • Chuẩn bị hồ sơ làm tờ khai hải quan
  • Đăng ký tờ khai hải quan
  • Đóng phí làm thủ tục hải quan
  • Lấy tờ khai
  • Thanh lý tờ khai
  • Vào sổ tàu
  • Thực xuất tờ khai hải quan

Với bước này, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa để đảm bảo hàng hóa đúng với thông tin khai báo trong tờ khai xuất khẩu. Sau khi kiểm tra xong, cơ quan hải quan sẽ cấp phép cho hàng hóa xuất khẩu.

Bước 6: Giao hàng – vận chuyển hàng hóa xuất khẩu

Doanh nghiệp phải lựa chọn phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu phù hợp như: Vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường hàng không,… Với mỗi hình thức, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng và làm thủ tục vận chuyển hàng hóa theo quy định với hãng vận tải.

Bước 7: Thanh toán tiền hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp thu thanh toán tiền hàng xuất khẩu từ người mua hàng theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Cần chú ý hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gồm hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng nhận khử trùng. 

Với trường hợp bạn thanh toán bằng L/C thì phải nộp toàn bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo. 

Bước 8: Hoàn thành thủ tục sau xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các thủ tục sau xuất khẩu như: Nộp thuế xuất khẩu, nộp các khoản phí hải quan,… Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài theo số lượng đã thỏa thuận. 

6. Những rủi ro khi xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần lưu ý để có thể phòng ngừa và giảm thiểu tối đa. 

6.1. Rủi ro về thị trường

Thứ nhất, biến động về giá cả: Giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như: Cung cầu thị trường, chính sách tiền tệ, giá nguyên vật liệu,… Biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, thay đổi nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm xuất khẩu có thể thay đổi do sự xuất hiện của sản phẩm mới, thay đổi sở thích tiêu dùng của khách hàng,… Thay đổi nhu cầu thị trường có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thứ 3, doanh nghiệp có thể gặp rào cản thương mại: Các nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại như: Thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu,… Các biện pháp bảo hộ thương mại có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu khó tiếp cận thị trường.

6.2. Rủi ro về thanh toán

Khi xuất khẩu, khách hàng có thể không thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ do nhiều yếu tố như: Khó khăn về tài chính, tranh chấp thương mại,… Việc khách hàng không thanh toán có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp xuất khẩu.

Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như: Chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế vĩ mô,… Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.

6.3. Rủi ro về vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, mất mát do nhiều yếu tố như: Tai nạn giao thông, thiên tai,… Hư hỏng, mất mát hàng hóa có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, hàng hóa cũng có thể bị trì hoãn giao hàng do nhiều yếu tố như: Điều kiện thời tiết, thủ tục hải quan,… Trì hoãn giao hàng có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu mất uy tín với khách hàng và chịu các khoản phí phạt.

6.4. Rủi ro về pháp lý

Mặc dù xuất khẩu giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt có thể vô cùng lớn. Nhiều doanh nghiệp do thiếu hiểu biết mà có thể vi phạm các quy định về xuất khẩu như: Thủ tục hải quan, nhãn mác hàng hóa,… Vi phạm quy định về xuất khẩu có thể khiến doanh nghiệp bị phạt tiền, thậm chí bị thu hồi giấy phép xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xảy ra tranh chấp thương mại với khách hàng do bất đồng về hợp đồng, chất lượng hàng hóa,… Tranh chấp thương mại có thể tốn kém thời gian và chi phí để giải quyết.

>>> Có thể bạn quan tâm: Xuất khẩu tại chỗ là gì

7. Kết luận

Xuất khẩu là một hoạt động quan trọng để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và sự hội nhập nền kinh tế đất nước với quốc tế. Để thực hiện hoạt động này hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định liên quan để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Nếu bạn cần tư vấn dịch vụ xuất khẩu hàng hoá và tìm kiếm đơn vị hỗ trợ xúc tiến thương mại, hãy liên hệ với Wise Match nhé. Bằng kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn dày dặn, đội ngũ Wise Match sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hồ sơ một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình xuất khẩu, tham gia tìm kiếm khách hàng và chốt số lượng hàng hoá một cách tối ưu. 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

  • Công ty TNHH Wisematch Việt Nam
  • Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình, TPHCM
  • Email: info@wisematch.vn
  • Hotline: 035 462 4102

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *