uỷ thác nhập khẩu

Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn hình thức ủy thác nhập khẩu để tối ưu hoạt động kinh doanh. Vậy ủy thác nhập khẩu là gì và tại sao doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ủy thác nhập khẩu là gì?

Ủy thác nhập khẩu là một hình thức giao dịch thương mại trong đó một doanh nghiệp hoặc cá nhân (người ủy thác) ủy thác cho một đơn vị khác (bên nhận ủy thác) thực hiện toàn bộ hoặc một phần quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về. 

Dưới đây là 1 ví dụ về nhập khẩu ủy thác để bạn dễ hình dung hơn:

Công ty TNHH Thương mại A chuyên mua bán tấm nhựa PVC cho các công trình, giờ muốn nhập khẩu mặt hàng đá này về bán. Do chưa có kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu, nên muốn hợp tác với công ty dịch vụ là WiseMatch để nhập lô hàng từ Trung Quốc.

Dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ giữa 2 bên, chúng tôi sẽ thay mặt Công ty A đàm phán ký kết hợp đồng với người bán Trung Quốc để nhập khẩu lô hàng về Việt Nam, sau đó xuất trả lại lô hàng đó cho Công ty A để thu phí dịch vụ Ủy thác nhập khẩu.

uỷ thác nhập khẩu

>>> Mời bạn đọc xem thêm về ủy thác xuất khẩu

2. Quy trình hải quan ủy thác nhập khẩu

Quy trình hải quan ủy thác nhập khẩu là một chuỗi các bước mà bên nhận ủy thác thực hiện để thông quan hàng hóa cho bên ủy thác.

2.1 Bước 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Quy trình bắt đầu khi bên nhận ủy thác tiếp nhận các hồ sơ và tài liệu từ bên ủy thác. Các tài liệu cần thiết bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ và các giấy tờ liên quan khác. Bên nhận ủy thác sẽ kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các tài liệu này để đảm bảo việc khai báo hải quan diễn ra suôn sẻ.

2.2 Bước 2. Khai bao hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ, bên nhận ủy thác tiến hành khai báo hải quan. Sau đó, tờ khai hải quan sẽ được nộp lên hệ thống hải quan điện tử hoặc trực tiếp tại cơ quan hải quan.

2.3 Bước 3. Nộp thuế và phí liên quan

Khi tờ khai hải quan được chấp nhận, bên nhận ủy thác sẽ nộp các loại thuế và phí liên quan đến hàng hóa nhập khẩu. Việc nộp thuế và phí phải được thực hiện đúng thời hạn để tránh các khoản phạt và chậm trễ trong quá trình thông quan.

2.4 Bước 4. Kiểm tra thực tế hàng hóa

Trong một số trường hợp, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa để xác minh tính hợp lệ của tờ khai hải quan. Bên nhận ủy thác sẽ phối hợp với cơ quan hải quan để tiến hành kiểm tra hàng hóa tại cảng hoặc kho lưu trữ. 

2.5 Bước 5. Thông quan hàng hóa

Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra và nộp thuế, cơ quan hải quan sẽ cấp phép thông quan hàng hóa. Bên nhận ủy thác sẽ nhận giấy thông quan từ cơ quan hải quan, cho phép hàng hóa được nhập khẩu và lưu thông trong nước.

uỷ thác nhập khẩu

2.6 Bước 6. Giao nhận hàng hóa

Cuối cùng, bên nhận ủy thác tổ chức vận chuyển hàng hóa từ cảng hoặc kho lưu trữ đến địa chỉ của bên ủy thác. Quá trình này bao gồm việc sắp xếp phương tiện vận chuyển, giám sát quá trình vận chuyển và đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian và an toàn. Bên nhận ủy thác cũng có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung như kiểm tra chất lượng hàng hóa và bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

3. Trách nhiệm của các bên liên quan khi ủy thác nhập khẩu

Trong quá trình ủy thác nhập khẩu, các bên liên quan đều có những trách nhiệm cụ thể để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và đúng pháp luật.

3.1 Trách nhiệm của bên ủy thác (Doanh nghiệp ủy thác)

Bên ủy thác, tức doanh nghiệp ủy thác, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về hàng hóa bao gồm mô tả chi tiết sản phẩm, số lượng, chất lượng, mã số HS (Harmonized System Code), giá trị hàng hóa và các yêu cầu đặc biệt khác. Bên ủy thác cũng cần cung cấp các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ và các giấy tờ pháp lý cần thiết khác.

Quan trọng nhất là bên ủy thác cần chi trả các chi phí liên quan đến dịch vụ ủy thác, bao gồm: phí dịch vụ, thuế nhập khẩu, phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác theo thỏa thuận với bên nhận ủy thác. Đồng thời hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh và phối hợp trong việc giải quyết tranh chấp cũng là trách nhiệm của bên ủy thác, nhằm đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

uỷ thác nhập khẩu

3.2 Bên nhận ủy thác (Đơn vị cung cấp dịch vụ)

Bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục hải quan, đảm bảo thông tin khai báo chính xác và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Bên cạnh đó là việc giám sát và kiểm tra hàng hóa, đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của hải quan và đúng thời gian. 

Trong một số trường hợp nhất định, bên nhận ủy thác có thể cần đề xuất các giải pháp để giảm thiểu chi phí nhập khẩu.

3.3 Cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ và hàng hóa, xác nhận tính hợp lệ của các tài liệu khai báo hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần. Trường hợp xảy ra khiếu nại và tranh chấp phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan cũng là trách nhiệm giải quyết và đảm bảo các vấn đề được giải quyết một cách công bằng và hợp lý, hỗ trợ quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và tuân thủ pháp luật.

4. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu

4.1 Cá nhân không phải là pháp nhân

Cá nhân hoặc các tổ chức không có tư cách pháp nhân thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu do thiếu các giấy tờ và năng lực pháp lý cần thiết. Việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu giúp cá nhân dễ dàng nhập khẩu hàng hóa thông qua một bên trung gian có đủ thẩm quyền và kinh nghiệm, đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng và đúng pháp luật.

4.2 Các công ty mới thành lập

Các công ty mới thành lập thường thiếu kinh nghiệm và kiến thức về quy trình nhập khẩu cũng như các quy định hải quan và thương mại quốc tế. Chính vì việc ủy thác nhập khẩu giúp công ty không cần phải tự tìm hiểu và thực hiện các thủ tục phức tạp, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

4.3 Những mặt hàng mới, mặt hàng đặc biệt

Nhiều công ty mới thành lập chưa đủ điều kiện xin giấy phép để được nhập khẩu trực tiếp một số mặt hàng thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện (như rượu, một số loại thiết bị y tế, hóa chất,…) có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập khẩu ỷ thác bởi đơn vị nhận ủy thác có đủ giấy phép nhập khẩu với mặt hàng trên.

Trường hợp doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu những mặt hàng mới có rủi ro cũng có thể sử dụng năng lực của đơn vị dịch vụ ủy thác để giảm thiểu rủi ro, hạn chế các vấn đề phát sinh do không nắm rõ quy định hoặc thiếu kinh nghiệm.

>>> Có thể bạn quan tâm về dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của Wisematch

4.4 Không tin tưởng các nhà cung cấp quốc tế

Khi doanh nghiệp không có đủ thông tin hoặc không hoàn toàn tin tưởng vào các nhà cung cấp quốc tế, việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu có thể giúp doanh nghiệp kiểm tra và đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi nhập khẩu thông qua bên nhận ủy thác. 

Quy trình hải quan ủy thác nhập khẩu là một chuỗi các bước phức tạp yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, từ việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, khai báo hải quan, nộp thuế và phí, kiểm tra thực tế hàng hóa đến việc thông quan và giao nhận hàng hóa. Vì vậy, nếu bạn là một doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về thủ tục hải quan, có thể tìm đến WiseMatch – đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan chuyên nghiệp, trong đó có ủy thác nhập khẩu.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

  • Doanh nghiệp: Wisematch Việt Nam
  • Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
  • Hotline: 035.462.4102
  • Email: info@WiseMatch.vn
  • Website: wisematch.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *