Gỗ dăm, sản phẩm từ nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào tại Việt Nam, đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Nắm bắt tiềm năng này, bài viết sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về thủ tục xuất khẩu gỗ dăm, giúp bạn mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
1. Gỗ dăm là gì?
Gỗ dăm là những mảnh gỗ nhỏ, có kích thước dưới 3cm, được thu được từ quá trình chế biến gỗ, khai thác rừng hoặc sản xuất giấy. Gỗ dăm có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm sản xuất ván dăm, sản xuất giấy, sản xuất viên nén gỗ và cung cấp nhiên liệu sinh khối.
2. Ứng dụng của gỗ dăm
Gỗ dăm có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng và nội thất. Dưới đây là một số ứng dụng chính của gỗ dăm:
- Sản xuất ván dăm: Ván dăm thông thường: Được sử dụng rộng rãi trong làm đồ nội thất, như tủ, bàn, ghế, và kệ. Ván dăm chống ẩm: Sử dụng trong các môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp và phòng tắm. Ván dăm mật độ cao (HDF): Thường được dùng làm ván lót sàn, cửa, và các chi tiết nội thất cần độ bền cao.
- Sản xuất ván ép (Plywood): Gỗ dăm có thể được sử dụng như lớp lõi trong sản xuất ván ép, tạo nên các tấm ván ép có độ bền và độ ổn định cao hơn.
- Vật liệu cách âm và cách nhiệt: Gỗ dăm có thể được sử dụng làm vật liệu cách âm và cách nhiệt trong xây dựng nhà cửa và các công trình công nghiệp.
Nhiên liệu sinh học: - Gỗ dăm còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ (pellet) và các loại nhiên liệu sinh học khác, dùng để đốt trong các hệ thống lò hơi và nhà máy điện.
- Làm giấy và sản phẩm giấy: Gỗ dăm là một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, nhờ vào việc chế biến các mảnh gỗ thành bột gỗ để làm giấy.
- Làm vườn và cảnh quan: Gỗ dăm còn được sử dụng trong làm vườn và cảnh quan như một loại lớp phủ mặt đất (mulch) giúp giữ ẩm cho đất và ngăn chặn cỏ dại phát triển.
3. Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu dăm gỗ, ván dăm
3.1 Chính sách pháp lý
Xuất khẩu dăm gỗ, ván dăm được quy định bởi các văn bản pháp luật sau:
- Luật xuất nhập khẩu 2014: Nắm được toàn bộ quy tắc xuất nhập khẩu phiên bản mới nhất.
- Nghị định số 107/2020/NĐ-CP: Quy định chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Thông tư số 18/2015/TT-BTC: Quy định về quản lý thuế xuất khẩu đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuế khi xuất khẩu.
- Thông tư số 21/2015/TT-BTCP: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
>>> Mời bạn đọc xem thêm bài viết xuất khẩu gỗ dán
3.2 Mã HS Code dăm gỗ
Mã HS Code cho dăm gỗ phụ thuộc vào loại gỗ, kích thước và cách chế biến. Một số mã HS Code phổ biến cho dăm gỗ bao gồm:
- 440110: Gỗ dăm dẻ gai
- 440120: Gỗ dăm gỗ sồi
- 440130: Gỗ dăm gỗ thông
- 440140: Gỗ dăm các loại gỗ khác
Doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS Code cho sản phẩm gỗ dăm của mình để áp dụng thuế xuất khẩu phù hợp.
3.3 Hồ sơ hải quan xuất khẩu dăm gỗ
Hồ sơ hải quan xuất khẩu dăm gỗ căn cứ theo khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 Thông tư số TT38/2015. Cụ thể, thủ tục hải quan xuất khẩu dăm gỗ gồm có các giấy tờ, chứng từ sau:
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt, Chi cục…
- Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 được đính kèm theo Thông tư số TT01/2012/TT-BNNPTNT.
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
- Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu, doanh nghiệp có thể chuẩn bị thêm CO form B, giấy kiểm dịch và hun trùng hàng hóa,…
- Thủ tục hun trùng hay kiểm dịch thực vật hoàn toàn do yêu cầu của bên nhập khẩu.
4. Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu dăm gỗ
- Việt Nam cấm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm được chế biến từ gỗ thuộc trường hợp: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
- Doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng sản phẩm gỗ dăm trước khi xuất khẩu để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Gỗ và các sản phẩm được chế biến từ gỗ chỉ được phép xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân cần kê khai thông tin về hàng hóa như số lượng, chủng loại với cơ quan Hải quan.
- Theo quy định tại thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT không quy định việc doanh nghiệp bắt buộc phải nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu.
>>> Có thể bạn quan tâm Thủ tục xuất khẩu gỗ sang EU
5. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ
Theo báo cáo toàn cảnh ngành gỗ năm 2023 do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 14,42 triệu tấn dăm gỗ, đạt 2,22 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và 20,4 về giá trị so với năm 2022, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.
Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu hơn 9,38 triệu tấn dăm gỗ từ Việt Nam, tương đương với hơn 1,435 tỷ USD; giảm 11,8% về lượng và 25,2% về giá trị so với năm 2022. Trong khi đó, Nhật Bản nhập khẩu 3,94 triệu tấn dăm gỗ từ Việt Nam, trị giá gần 610 triệu USD; giảm 10,1% về lượng và 15,7% về giá trị so với năm 2022.
Nguồn thông tin thị trường và số liệu: https://vneconomy.vn/xuat-khau-dam-go-va-vien-nen-dat-gan-3-ty-usd-trong-nam-2023.htm
Kết luận
Xuất khẩu dăm gỗ, ván dăm là một ngành hàng tiềm năng với nhiều lợi ích kinh tế. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật, thủ tục xuất khẩu và những lưu ý quan trọng để xuất khẩu gỗ dăm, ván dăm thành công.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Công ty TNHH Wisematch Việt Nam
- Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
- Hotline: 035 462 4102
- Email: info@wisematch.vn
- Website: wisematch.vn