Ủy thác xuất khẩu là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường quốc tế nhưng chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc nắm vững quy định pháp luật là yếu tố tiên quyết để tránh rủi ro. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định về ủy thác xuất khẩu, từ thủ tục, quy trình đến những lưu ý quan trọng.
1. Uỷ thác mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào?
1.1 Khái niệm ủy thác xuất khẩu
Điều 155 Luật Thương mại 2005 Uỷ thác mua bán hàng hóa đucợ quy định cụ thể như sau: Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
1.2 Cơ sở pháp lý của ủy thác xuất khẩu
Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017:
Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:
- Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
2.1 Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
2.2 Hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
2.3 Bảng kê lâm sản
Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
2.4 Giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép
2.5 Chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu
Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
2.6 Hợp đồng ủy thác
Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
3. Những lưu ý quan trọng khi ủy thác xuất khẩu:
3.1 Lựa chọn đối tác ủy thác uy tín
Việc lựa chọn đối tác ủy thác xuất khẩu uy tín là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho hoạt động kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng bạn cần xem xét:
- Tìm hiểu kỹ về năng lực, kinh nghiệm, uy tín của đối tác thông qua các kênh thông tin khác nhau (website, mạng xã hội, đối tác đã từng làm việc,…).
- Kiểm tra giấy phép kinh doanh, các chứng chỉ chuyên môn của đối tác.
- Yêu cầu đối tác cung cấp danh sách khách hàng tham khảo và liên hệ để xác minh thông tin.
Xem ngay: Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu uy tín từ Wisematch
3.2 Quản lý rủi ro trong quá trình ủy thác xuất khẩu
Quá trình ủy thác xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, pháp lý, chất lượng hàng hóa và vận chuyển,… Để giảm thiểu tối đa các rủi ro, bạn cần có một chiến lược quản lý hiệu quả:
- Mua bảo hiểm hàng hóa để phòng ngừa rủi ro hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
- Sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như thư tín dụng (L/C) để giảm thiểu rủi ro thanh toán.
- Theo dõi sát sao quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác, yêu cầu đối tác báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện.
- Có phương án dự phòng để xử lý các tình huống phát sinh ngoài mong muốn.
4. Kết luận
Hy vọng bài phân tích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định ủy thác xuất khẩu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho Wisematch nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Wisematch Việt Nam
Địa chỉ: 375 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM , Việt Nam
Hotline: 035 462 4102
Email: info@wisematch.vn
Website: wisematch.vn