Tại UAE, doanh nghiệp có thể thành lập công ty trong free zones (khu kinh tế tự do/ đặc khu kinh tế) và bên ngoài free zones tùy thuộc vào ưu nhược điểm của mỗi hình thức và mục đích kinh doanh mà các doanh nhân, doanh nghiệp đặt ra.

Tuy nhiên, dù chọn loại hình nào khi đầu tư vào UAE, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định và các giấy phép liên quan. Theo luật của các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (United Arab Emirates – UAE), có năm hình thức kinh doanh đối với tổ chức nước ngoài khi muốn thành lập công ty tại UAE:

  1. Kinh doanh thông qua cơ sở thường trú (Permanent establishment)
  2. Thành lập chi nhánh công ty (Branch office) hoặc văn phòng đại diện (Representative Office)
  3. Thành lập một công ty trong free zones (Entity in a UAE free zone)
  4. Thành lập công ty dân sự (Civil company) (hiện chỉ có ở Sharjah và Dubai)
  5. Thỏa thuận với một đại lý thương mại (a commercial agency agreement)

Trong các hình thức kinh doanh này, thành lập công ty trong khu free zones được nhiều doanh nghiệp – nhất là các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn. Một trong những lý do chính là:

  • Thủ tục thành lập công ty đơn giản
  • Quyền sở hữu công ty 100%
  • Thuế suất 0%
  • Không bị kiểm soát ngoại hối và không có rào cản chuyển vốn
  • Cơ chế thông tin một cửa xử lý tất cả tài liệu xuất nhập cảnh, đăng ký, cấp phép
  • Thông tin bảo mật hoàn toàn
  • Được mở tài khoản ngân hàng ở Dubai.
  • Có thể ngưng hoạt động bất cứ khi nào
  • Được quyền sở hữu bất động sản

A. Lựa chọn free zones phù hợp

UAE hiện có hơn 30 free zones trải đều ở 7 tiểu vương quốc và mỗi free zones ở UAE được điều hành bởi một cơ quan quản lý riêng với các chính sách, quy định riêng. Một doanh nghiệp khi thành lập công ty trong free zones, cần phải xin một số giấy phép liên quan, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của chính doanh nghiệp và cũng tùy quy định từng free zones đó.

Dubai Dubai Academic City Dubai Logistics City
Dubai Airport Free Zone Dubai Media City
Dubai Biotechnology & Research Park (DuBiotech) Dubai Multi Commodities Centre 
Dubai Car and Automotive City Free Zone (DUCAMZ) Dubai Outsource Zone
Dubai Gold and Diamond Park Dubai Silicon Oasis
Dubai Healthcare City Dubai Studio City
Dubai Industrial City (DIC) Dubai Techno Park
Dubai International Academic City Dubai Technology and Media Free Zone
Dubai International Financial Centre International Media Production Zone
Dubai Internet City (DIC) Jebel Ali Free Zone
Dubai Knowledge Village Economic Zones World
Sharjah Hamriyah Free Zone U.S.A. Regional Trade Center (USARTC) Free Zone
Sharjah Airport International Free Zone
Ajman Ajman Free Zone
Ras Al Khaimah RAK Investment Authority Free Zone Ras Al Khaimah Media Free Zone
Ras Al Khaimah Free Trade Zone
Fujairah Fujairah Free Zone
Umm Al Quwain Umm Al Quwain Free Trade Zone (UAQFTZ)

Có rất nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp khi muốn thành lập công ty tại free zones. Hầu hết các free zones đều có một số đặc điểm giống nhau, nhất là về các quyền lợi như miễn thuế 100%, được sở hữu 100% hay được chuyển toàn bộ vốn về nước,… Tuy nhiên mỗi free zones đều có những ưu – nhược điểm khác nhau.

Trong số hơn 30 free zones tại UAE, Fujairah Free Zone, Ajman Free Zone và DMCC (JLT) Free Zone được xem là một trong những free zone năng động, ưu thế và có tính cạnh tranh cao nhất. Hiện tại, các free zones này xếp hàng đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại UAE.

1. Fujairah Free Zone

Thành lập công ty tại Fujairah Free Zone rất dễ dàng và linh hoạt với thời gian thành lập nhanh nhất và giấy tờ, thủ tục cũng đơn giản nhất so với các free zones khác. Ngoài ra, Fujairah còn được đánh giá là một trong những free zone có chi phí thành lập và vận hành rẻ nhất.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nên thành lập ở đây. Fujairah phù hợp với các hoạt động tư vấn quốc tế như tư vấn kinh doanh, tư vấn quản trị và tư vấn kỹ năng sống,… hoặc các doanh nghiệp về mạng máy tính, nhà thiết kế, âm nhạc và giải trí, thương mại điện tử, quản lý sự kiện, nhà văn, nhà xuất bản, tiếp thị trực tuyến, các nhà quảng cáo, giảng viên trực tuyến…
Lưu ý: Đối với các công ty hoạt động sản xuất không được thành lập tại Fujairah Free Zone.

2. Ajman Free Zone

Ajman nằm ở ngay cửa vào vịnh Ả Rập, là một vị trí tốt để phục vụ thị trường phía đông và tây. Ajman cũng nằm rất gần Dubai nên khả năng tiếp cận hai sân bay quốc tế và cảng biển lớn. Do đó, free Zone này là nơi lý tưởng nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc giao dịch thương mại.

Ajman là cũng là một trong những free zones có chi phí thành lập thấp và việc thành lập cũng dễ dàng và nhanh chóng với việc đơn giản hóa thủ tục giấy tờ. Ngoài ra, Ajman không yêu cầu cổ đông công ty hoặc người ủy quyền đến văn phòng của free zones. 

3. Dubai Multi Commodities Centre Free Zone (JLT Free Zone)

Các doanh nghiệp thành lập ở hai free zones nêu trên thường được sử dụng cho các doanh nghiệp nhẹ. Khi doanh nghiệp thực sự cần hoặc thuê một văn phòng và có thuê nhân viên thì nên thành lập tại DMCC.

DMCC còn được gọi là Jumeirah Lakes Towers (JLT). Ở đây doanh nghiệp có thể dễ dàng thuê được một văn phòng trong một tòa nhà sang trọng, chuyên nghiệp với nhiều diện tích khác nhau, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

DMCC có các chuyến tàu điện ngầm và xe điện đến Dubai. Free zone này rất sáng tạo và hầu hết các dịch vụ như nộp đơn xin  với đại sứ quán hay thành lập công ty có thể được thực hiện trực tuyến thông qua một cổng thông tin mạng.

B. Các loại giấy phép

Thông thường có 3 loại giấy phép sau: 

  1. Commercial licenses: dành cho tất cả các hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu
  2. Professional license: bao gồm các hoạt động kinh doanh dịch vụ như nghiên cứu thị trường, cung cấp giải pháp tiếp thị, giải pháp công nghệ hay các ngành nghề thủ công
  3. Industrial licenses: cấp phép cho các hoạt động liên quan đến công nghiệp, sản xuất

Ngoài ra còn có một số loại giấy phép khác:

  • E-commerce License: buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua Internet
  • Service License: Các công ty được cấp giấy phép này từ các cơ quan chính phủ tương ứng tại UAE có thể cung cấp cho các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ hợp đồng,… nhưng phải tuân theo các quy định riêng của cơ quan chủ quản.
  • Agricultural Licence: dành cho các chủ trang trại nông nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh sản xuất sản phẩm từ động vật, chế biến thủy hải sản,…
  • Occupational License: giấy phép dành cho cá nhân hành nghề thủ công hoặc các ngành nghề dựa vào khả năng và tài năng tinh thần, trí tuệ của mình (ví dụ: tư vấn, nhà văn, luật sư, kiểm toán viên,…)
  • Tourism Licence: dành cho các hoạt động kinh doanh khách sạn, các công ty du lịch, công ty cho thuê thuyền, cắm trại du lịch…

Các giấy phép này có thể được gia hạn hằng năm, miễn là hợp đồng thuê giữ doanh nghiệp và Free Zones còn hiệu lực.

C. Quy trình xin giấy phép 

Trước khi xin giấy phép hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước dưới đây để đáp ứng các yêu cầu pháp lý của các cơ quan chính phủ liên quan và đồng thời bảo vệ quyền lợi cho chính mình:

  1. Xác định loại hình kinh doanh để xin giấy phép phù hợp (commercial, industrial hoặc professional) và xác định loại hình công ty định thành lập
  2. Xác định các hoạt động kinh doanh liên quan của doanh nghiệp (vì mỗi giấy phép chỉ được tối đa 10 hoạt động)
  3. Đưa ra quyết định về tình trạng pháp lý của công ty (bản chất hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh mong muốn, số lượng và quốc tịch của các chủ sở hữu doanh nghiệp…)
  4. Hiểu rõ tất cả các yêu cầu và điều kiện của loại giấy phép mà mình cần xin
  5. Chọn tên giao dịch cho doanh nghiệp (trade name)
  6. Nộp hồ sơ đăng ký phê duyệt lần đầu, có thể nộp trực tiếp hoặc online
  7. Đăng ký tên giao dịch (sau khi được phê duyệt ban đầu)
  8. Ký hợp đồng thuê cơ sở kinh doanh (trong free zones) với cơ quan quản lý free zones
  9. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết (biên bản ghi nhớ hợp tác, quyết định phê duyệt,…) từ các cơ quan chính quyền liên quan và đây là điều bắt buộc cho mọi trường hợp. Ví dụ khi thành lập một công ty hoạt động về truyền thông, cần phải xin giấy phép từ Bộ Văn hóa và Thông tin (Ministry of Information and Culture). Các tài liệu này có thể được gửi qua email và các khoản phí được thanh toán qua Internet
  10. Nộp các lệ phí cần thiết và nhận giấy phép (license)
    Lưu ý: Mỗi free zones sẽ có một cơ quan quản lý riêng với các yêu cầu riêng nên quy trình này chỉ là quy trình chung nhất và có thể được thay đổi cho phù hợp với từng free zones.

D. Các loại giấy tờ cần nộp

Sau khi đăng ký thành lập một công ty trong free zone với cơ quan chính quyền liên quan, để xin được giấy phép, doanh nghiệp cần hoàn thành các mẫu đơn và nộp các tài liệu sau:

  • Đơn xin giấy phép
  • Điều lệ công ty mẹ
  • Quyết định mở chi nhánh công ty/ VPĐD của Ban giám đốc công ty mẹ
  • Thư cam kết đảm bảo tài chính của công ty mẹ đối với chi nhánh/VPĐD công ty
  • Giấy ủy quyền do tổng giám đốc ký
  • Bản sao passport của Tổng giám đốc được bổ nhiệm
  • Thư bổ nhiệm kiểm toán
  • Giấy tờ, hồ sơ của doanh nghiệp nội địa mà công ty hợp tác (National Service Agen

E. Thời gian cấp phép

Việc phê duyệt thường mất 15-25 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp tất cả tài liệu và thông tin liên quan. Tùy thuộc vào chính sách của từng free zones, thời gian này có thể dao động từ 60-75 ngày làm việc.

Lưu ý: Thực tế là so với việc thành lập công ty ở các nước châu Âu hoặc Mỹ, việc thành lập công ty tại UAE cực kỳ thuận lợi, mặc dù thời gian thành lập có thể chậm. Tuy nhiên, đây là quốc gia có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp với nhiều lợi thế lớn, và cũng là quốc gia duy nhất bảo mật thông tin chủ sở hữu vì không ký hiệp ước với bất cứ nước nào.

Với lợi thế của một thị trường giàu có bậc nhất khu vực cùng mức sống cao, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã và đang thu hút đầu tư từ khắp các quốc gia trên thế giới. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *